Tin tức

Mang đến cho cộng đồng
các dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ
hàng đầu Việt Nam

MÔ HÌNH TIÊU BIỂU CỦA HỮU CƠ VIỆT NAM TẠI MIỀN TRUNG VỚI SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT HỮU CƠ

Mô Hình Miền Trung với Sản phẩm trồng trọt hữu cơ – Mô Hình PGS Hội An

Vườn hữu cơ Thanh Đông nơi khởi nguồn cho nông nghiệp hữu cơ và hệ thống PGS Hội AnNằm cách phố cổ Hội An 4km về phía Đông, vườn rau hữu cơ Thanh Đông thuộc xã Cẩm Thanh,là nơi khởi nguồn cho nông nghiệp hữu cơ tại miền Trung. Được thành lập vào thánh 11 năm 2013 trong một đề án phát triển nông thôn mới của xã Cẩm Thanh. Với sự hỗ trợ của Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị (ACCD), một đề án về mô hình canh tác hữu cơ đầu tiên tại Hội An được định hình rõ trong khuôn khổ của chương trình nông thôn mới tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội AnCùng với sự tư vấn của PGS Việt Nam, tháng 4/2014, song song với tổ chức đào tạo kiến thức canh tác hữu cơ cho nông dân xã Thanh Đông do các tập huấn viên của PGS Việt Nam thực hiện được tổ chức bởi ACCD kết hợp với phòng Kinh Tế Hội An, một PGS được xác định cùng cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động cụ thể. Ban điều phối PGS lâm thời của Hội An được ra đời ngày trong thời gian này cho thấy sự quyết tâm của Hội An. Vườn rau khi đó có tổng diện tích là 6368 mét vuông do 8 hộ nông dân tham gia sản xuất như một mô hình điểm để trải nghiệm và lan tỏa sau này. Để có được chỗ đứng trên thị trường rau Hội An hiện nay, nông dân ở đây đã trải qua một thời gian dài chuyển đổi nhận thức, tự đấu tranh với chính bản thân mình để trụ lại với nông nghiệp hữu cơ cho đến hôm nay. Vườn rau Thanh Đông đến nay sau 5 năm hoạt động đã thành một điểm cung cấp rau thật lành, một điểm học tập của học sinh, sinh viên các cấp và đồng thời là điểm thăm quan cho những du khách muốn tìm hiểu và khám phá nông nghiệp hữu cơ.Từ khi thành lập, PGS Hội An phát triển Nông nghiệp hữu cơ dựa trên bộ tiêu chuẩn PGS Việt Nam được IFOAM công nhận để hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất và làm căn cứ đánh giá sự tuân thủ. Nguồn đất, nước tại khu vực được lựa chọn làm mô hình đã được xét nghiệm. Sau khi được lựa chọn, nông dân đã ngừng mọi hoạt động sản xuất trên toàn bộ diện tích trong 6 tháng và sau đó diện tích được trồng đậu xanh và đậu đen để làm cây phân xanh. Khi đậu ra hoa, toàn bộ sinh khối đã được vùi vào đất để vi sinh vật phân hủy trước khi nông dân bắt tay vào trồng rau hữu cơ. Người ta thường nói, khó mà thay đổi một thói quen. Nhưng với những nông dân hơn 40 năm sản xuất nông nghiệp thông thường giờ từ bỏ để chuyển sang canh tác nông nghiệp hữu cơ thật sự là một thử thách lớn và cần nhiều thời gian để đấu tranh với chính bản thân mình. Chỉ hơn 1 năm nhen nhóm ý tưởng xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ, và sau 6 tháng khi nông dân được đào tạo kỹ thuật canh tác hữu cơ, thành lập PGS, đồng đất nơi đây đã thay đổi bởi sự nỗ lực của nông dân và tất cả các bên liên quan trong hệ thống PGS Hoi An non trẻ.Trước kia, vào vụ sản xuất nông dân chủ yếu trồng ngô, lạc và vào mùa mưa, nông dân chỉ biết trông trời, cây trồng chủ lực chỉ là rau lang, một loại rau khỏe có thể chịu được mưa. Nhưng đến nay, trên ruộng luôn có ít nhất hơn 30 loại rau khác nhau bao gồm rau ăn lá, củ quả và gia vị mà trước đó nông dân chưa bao giờ nghĩ có thể trồng được ở nơi đây đặc biệt vào mùa mưa. Thay vì ruộng ai người ấy làm xong việc là về nhà, nhưng giờ đây, ý nghĩa hơn cả là sự chia sẻ trách nhiệm và kinh nghiệm sản xuất ngay trên đồng ruộng và cả trong những buổi sinh hoạt nhóm sau những giờ làm đồng vất vả. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm nông dân trở nên gắn bó và thân thiết với nhau hơn, và đặc biệt tinh thần trách nhiệm của các thành viên được xác định rõ ràng đối với mỗi sản phẩm mình làm ra khi nó được đưa ra thị trường, tới tận bàn ăn của người tiêu dùng mang nhãn hiệu của PGS Hoi AnKhông phải công việc nào cũng dễ dàng và suôn sẽ, đặc biệt chuyển đổi từ sản xuất lệ thuộc vào hóa chất sang sản xuất hữu cơ thuận tự nhiên, tự chủ mọi đầu vào theo quy định của PGS trong bối cảnh thời tiết biến đổi thất thường. Bác Phạm Mèo trưởng nhóm chia sẽ: “lúc mới làm vườn cực lắm, thời tiết thì khắc nghiệt, mưa to gió lớn. Kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ chưa nắm bắt kịp, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn còn hạn hẹp. Còn lo cho tương lai không biết làm vườn có ổn định không.”Bác Huỳnh Tư, thành viên của nhóm chia sẻ “Ngày nào không ra ruộng nhìn rau và hoa cảm thấy thiếu thiếu gì đấy”. Đó là một sự thay đổi vô cùng lớn trong mỗi người nông dân tham gia vào PGS nơi đây. Còn nhớ những ngày đầu tham gia, người tham gia học về kỹ thuật sản xuất và PGS rồi áp dụng vào sản xuất là chồng bác Huỳnh Tư. Nhưng vì sức khỏe không cho phép nên vợ bác Huỳnh Tư đã thay chồng trực tiếp tham gia sản xuất. Bác đã luôn chủ động học hỏi, tìm hiểu về những tiêu chuẩn, phương pháp canh tác trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cộng với sự nhiệt tình chia sẻ giúp đỡ của các thành viên khác, kết quả là ruộng rau của bác luôn đa dạng và tươi tốt.Khó khăn là thế, nhưng với nỗ lực của nông dân cùng sự ủng hộ hết mình của phòng kinh tế thành phố, đặc biệt là Ban điều phối PGS Hội An, vườn rau hữu cơ Thanh Đông đến nay đã là một điểm cung cấp rau sạch, rau an toàn cho người dân thành phố. Nơi đây đã trở thành điểm tham quan du lịch cho các du khách trong và ngoài nước và là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các bạn nhỏ tìm hiểu về nông nghiệp hữu cơ. Các bạn sinh viên, và con cháu trong gia đình các thành viên nhóm cũng thường xuyên tham gia trồng rau và phụ giúp các bác thu hoạch mang đi bán.Một nét rất đặc trưng của vườn rau là các loại hoa. Hầu hết xen kẽ các luống rau đều được trồng hoa. Ngoài tác dụng làm đẹp cho vườn, hoa là nơi vô cùng lý tưởng cho loại côn trùng sinh sống và dẫn dụ các loại sâu bọ tới ăn thay vì ăn rau. Đến nay, các loại rau được canh tác trong vườn Thanh Đông tất cả đều được hệ thống PGS Hội An giám sát và cấp chứng nhận hàng năm đã thu hút hàng trăm khách hàng là cán bộ, giáo viên và người dân địa phương liên tục đặt mua rau hữu cơ ở đây. Ngoài ra những nhà hàng tại Thành phố Hội An, Đà nẵng cũng đã tìm đến đặt hàng rau, nhưng do không đủ lượng rau nên trong giai đoạn này nhóm nông dân chỉ bán sản phẩm trong khu vực Thành phố Hội An. Hiện PGS Hội An, với logo, nhãn hiệu của hệ thống được gắn trên mỗi bó rau đưa ra thị trường, đang dần trở nên quen thuộc với người dân Hội An khi lựa chọn sản phẩm thật sự chất lượng cho mỗi bữa ăn của gia đình. Nhóm sản xuất hữu cơ Thanh Đông, một nhân tố quan trọng trong hệ thống PGS đang chuyển mình từng ngày hiện đang là điểm đến cho các tour du lịch, cho học sinh các trường đại học và phổ thông tại Hội An và Đà Nẵng đến học tập và chia sẻ kiến thức về canh tác hữu cơ. Chỉ tính đến 6 tháng sau khi thành lập nhóm sản xuất hữu cơ Thanh Đông, đã có 897 lượt khách đến thăm quan trong đó có 758 lượt khác là học sinh đến học tập, 34 sinh viên đến nghiên cứu, 41 khách đến trải nghiệm và 64 khách du lịch trong đó có 22 khách nước ngoài. Đến năm 2018, vườn đã đón nhận 134 đoàn khách với hơn 700 người đã đến thăm và học tập. Thu nhập bình quân từ sản xuất rau của nhóm đạt 365 triệu trong năm 2018 chưa bao gồm thu nhập từ cung cấp dịch vụ đón các tour du lịchCó thể nói, PGS Hội An mới hình thành còn rất nhiều khó khăn nhưng đã làm cho người sản xuất thay đổi rõ rệt về nhận thức và mối quan hệ cộng đồng ngày càng trở nên thân thiết hơn. Cho dù vẫn còn ở quy mô nhỏ, nhưng PGS Hội An đang lan tỏa ảnh hưởng tới cộng đồng Thành Phố. Nhu cầu về sản phẩm hữu cơ ngày càng cao đang đòi hỏi mở rộng sản xuất. Từ vườn rau Thanh Đông đầu tiên chỉ với 8 nông dân với diện tích 6000 m2, đến nay diện tích của nhóm mở rộng là 11.000 m2. Câu chuyện về Thanh Đông đã giúp cho lãnh đạo thành phố Hội An vững tin mở rộng diện tích sang các xã khác như Cẩm Kim, Cẩm Châu với định hướng các sản phẩm đa dạng hơn như chuối, dâu ngoài các sản phẩm rau. Thu nhập của nông dân giờ đây không chỉ mỗi thu từ rau hữu cơ, mà thêm từ các tour du lịch thăm quan. Hiện nay ngoài diện tích 11.968 m2 được cấp chứng nhận PGS của nhóm vườn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, và vườn nhà chị Đông, xã Cẩm Châu, toàn thành phố có thêm 2 ha đang đang trong giai đoạn chuyển đổi. Với quyết tâm của nông dân, những chính sách hỗ trợ cụ thể của chính quyền thành phố, cùng một thị trường tiềm năng của Hội An, trong tương lai không xa Hội An sẽ trở thành một thành phố an toàn với thực phẩm sạch và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Tags:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Bình luận bài viết

Trả lời