Tin tức

Mang đến cho cộng đồng
các dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ
hàng đầu Việt Nam

TUYỂN DỤNG XÂY DỰNG TƯ LIỆU VÙNG TRÀ

TỔNG QUAN

Trong khuôn khổ của dự án “ Phát triển sinh thái cho chè vùng cao” được ký kết giữa Trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và GREAT (Úc), mục tiêu tổng quan của dự án nhằm hỗ trợ gắn kết các đơn vị sản xuất chè với nhau tạo thành cộng đồng, hỗ trợ quảng bá tiếp thị các sản phẩm trà đặc sản ra ngoài thị trường quốc tế và trong nước đồng thời hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chè vùng cao gắn liền với yếu tố vùng miền, rõ nguồn gốc xuất xứ.

MỤC TIÊU

Xây dựng một tài liệu với hình ảnh và số liệu đầy đủ, cụ thể, chân thực, được cập nhật hàng năm giới thiệu giới thiệu 20  vùng trà quý  đặc sản ít người biết đến của Việt Nam (đến cấp xã) gắn liền với các giá trị văn hóa và con người bản địa trong đó đặc biệt phải kể đến trà shan. Theo thống kê sơ bộ, hiện Việt Nam có khoảng 40 nghìn ha chè Shan, chiếm 30% diện tích chè cả nước, tập trung ở vùng núi cao phía bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ… nằm ở độ cao từ 1.500 đến 1.800m so với mực nước biển, là nơi có nhiều gốc trà Shan Tuyết cổ thụ nhất.

Điểm đặc biệt của trà  Việt Nam đặc biệt trà shan là những cây trà cổ thụ này chỉ do người dân tộc thiểu số chăm sóc, tác động của con người với trà Shan cổ thụ mỗi năm chỉ 1 – 2 lần, cắt cỏ cho gốc, không tác động gì khác. Đây có thể coi là loại trà hữu cơ tự nhiên 100%.

Với khí hậu riêng biệt, độ nắng nhiều quanh năm, trà ở đây có vị chát nhiều, để lại ấn tượng sau khi uống.Hiện nay, những cây trà cổ thụ có thể có tuổi thọ lên đến hơn 100 năm tuổi.

Cuốn sách này nhằm giới thiệu đến không những độc giả và người tiêu dùng trong nước mà cả các đối tác quốc tế nói riêng về các vùng trà quý – một đặc sản hữu cơ của Việt Nam qua đó giúp cho đại chúng hiểu được giá trị của những vùng trà quý đặc biệt trà shan cổ thụ. Việc khai thác trà Shan tự nhiên cần được đi đôi với việc bảo tồn tránh khả năng sẽ có sự can thiệp của hóa chất vào sản xuất, kêu gọi nông dân phun thuốc, đảm bảo số lượng, sẽ làm giống trà Shan cổ thụ bị tuyệt chủng.

HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

  • Chịu trách nhiệm toàn bộ chất lượng tư liệu.
  • Thống nhất ý tưởng cách làm việc với CODAS và các đơn vị đối tác trong ngành
  • Phụ trách lên bản thảo và nội dung cho tư liệu.
  • Tiếp nhận thông tin từ các chuyên gia, đối tác trong ngành lên bản thảo cho tư liệu.
  • Cung cấp các thông tin số liệu của bản thân để làm tài liệu cho tư liệu.
  • Chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo cho đến khi có sự thống nhất với CODAS.
  • Làm việc với thiết kế và nhiếp ảnh lên concept , nội dung phù hợp.

MỤC LỤC ĐỀ XUẤT

  • Sơ lược về ngành trà đặc biêt trà rừng Việt Nam.
  • Sản xuất chè hữu cơ, cơ hội và thách thức.
  • 20 Vùng trà quý của Việt Nam.
  • Câu chuyện trà từng vùng: Đặc điểm, số liệu, lịch sử, đặc điểm văn hóa vùng miền, các dòng sản phẩm và doanh nghiệp tiêu biểu.
  • Khai thác và bảo tồn trà.

KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN (T9/2020 – T1/2021)

  • Giai đoạn 1: T9/2021: Xây tư liệu phần mở đầu và tư liệu cho 5 vùng :
  • Giàng Pằng – Xã Sùng Đô – Huyện Văn Chấn – Tình Yên Bái.
  • Xã Bản Liền – Huyện Bắc Hà – Tỉnh Lào Cai.
  • Xã Tả Cũ Tỷ – Huyện Bắc Hà – Tỉnh Lào Cai.
  • Xã Phương Độ – TP Hà Giang.
  • Xuân Thành – Xã Xuân Minh – Huyện Quang Bình- Tỉnh Hà Giang.
  • Giai đoạn 2: 15 vùng tương ứng các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang và có thể có 1 tỉnh Tây Nguyên: 15 vùng này sẽ được chuyên gia và CODAS thống nhất trong vòng tháng 10/2020.

YÊU CẦU CÔNG VIỆC.

  • Có trình độ đại học trở lên thuộc 1 trong những ngành: giáo dục, văn học, báo chí… am hiểu các lĩnh vực về trà, hữu cơ..
  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
  • Có đầy đủ quyền công dân, phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
  • Đã tham gia một trong các công viêc sau: làm trà, hội thảo, các nghiên cứu về trà….
  • Đã có công bố các bài báo .. nội dung phù hợp với sách.

HỒ SƠ YÊU CẦU

Các nhóm tư vấn/ chuyên  có chuyên môn phù hợp và quan tâm gửi hồ sơ năng lực; đề xuất kỹ thuật bao gồm kế hoạch triển khai cụ thể, kế hoạch tài chính; và thư bày tỏ nguyện vọng đến địa chỉ email: codasvn@gmail.com hoặc gửi trực tiếp đến địa chỉ: N02 – T1 khu ngoại giao đoàn- Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà  Nội – Người nhận: Vân Anh – SDT: 0904.637.824. Hạn cuối nhận thư bày tỏ là ngày 01/09/2020.

Tags:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Bình luận bài viết

Trả lời

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan