Chức danh: Gói tư vấn Tập huấn về sơ chế, chế biến chè đặc sản (nhóm chè Xuân Thành)
Địa điểm: Công ty TNHH MTV ĐTPT chè Quang Bình xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Thời gian: Tháng 10 năm 2024
Báo cáo cho: Quản lý dự án AWEEV
CARE là một tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển với sứ mệnh chống lại đói nghèo và bất công trên toàn cầu, tập trung đặc biệt vào phụ nữ và trẻ em gái để mang lại sự thay đổi lâu dài trong cộng đồng.
Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam (CVN) là một tổ chức năng động đã làm việc với các tổ chức, đối tác Việt Nam trong suốt 30 năm qua với hơn 300 dự án. CVN nhận thấy chìa khóa để đạt được kết quả phát triển công bằng nằm ở việc tác động đến các nguyên nhân cơ bản và cốt lõi của nghèo đói, bất công xã hội và bất bình đẳng giới – những yếu tố góp phần đẩy một số nhóm dân số ra khỏi lề phát triển và rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương.
Mục tiêu chương trình dài hạn của CVN là Phụ nữ dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa và các nhóm dân số dễ bị tổn thương ở đô thị được hưởng lợi công bằng từ phát triển, có khả năng chống chịu và phục hồi trong những hoàn cảnh liên tục thay đổi và có tiếng nói chính đáng trong xã hội.
Thông tin về dự án:
Dự án “Nâng Quyền Kinh tế của Phụ nữ Dân tộc Thiểu số tại Việt Nam” (AWEEV) được tài trợ bởi CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu và Hà Giang dự kiến sẽ hỗ trợ cải thiện đời sống kinh kế cho phụ nữ nông thôn nghèo, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Dự án sẽ tác đông tới 2.635 phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tại tám xã thuộc các huyện tại hai tỉnh Lai Châu và Hà Giang.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ (CODAS) chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động trong Kết quả trung hạn 1210 và 1220 đó là Nâng cao được năng lực tìm kiếm thu nhập cho phụ nữ nghèo DTTS từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp và Nâng cao năng lực phụ nữ DTTS trong việc tiết kiệm và vay vốn phục vụ các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế. Các hoạt động được phối hợp với 2 nhà máy Chè Tam Đường (Lai Châu) và Chè Quang Bình (Hà Giang).
Lý do/cơ sở và mục đích:
Một trong những yêu cầu chính của dự án là nâng cao thu nhập cho người nông dân miền núi thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đầu vào, quản lý vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Dự án muốn thực hiện khóa đào tạo nhằm cung cấp kiến thức về các dòng sản phẩm chè Shan tuyết, kỹ thuật chế biến một số loại sản phẩm chè đặc sản, đặc biệt cho nhóm hộ dân thôn Xuân Thành.
Mục tiêu chính:
Mục tiêu chính của hoạt động này là cung cấp cho các thành viên nhóm chè kiến thức và kỹ thuật sơ chế, sao sấy, chế biến dòng chè lên men/dòng chè không lên men của Chè Shan tuyết.
Các thành viên tổ kỹ thuật, nhóm chè thôn Xuân Thành, xã Xuân Minh, Hà Giang hiểu được các nội dung trên và đảm bảo áp dụng vận hành được trong quá trình sản xuất và chế biến chè tại cộng đồng của mình
Mục tiêu cụ thể:
– Tập huấn (lý thuyết) kiến thức về các dòng sản phẩm chè được chế biến từ chè Shan Tuyết
– Thực hành tại hiện trường phương pháp kỹ thuật sơ chế, sao sấy, chế biến dòng chè lên men và không lên men đảm bảo sau khóa tập huấn các thành viên nắm chắc kiến thức, kỹ thuật và phương pháp theo quy trình đã xây dựng.
Phạm vi công việc và kết quả chính:
- Phạm vi công việc/trách nhiệm:
Tư vấn thực hiện đứng lớp khóa tập huấn cho các thành viên nhóm chè thôn Xuân Thành, xã Xuân Minh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang các nội dung sau:
– Giới thiệu tổng quan về các dòng sản phẩm chè shan tuyết hiện có trên thị trường, giá trị của từng dòng sản phẩm
– Trình bày về các tiêu chí/yêu cầu của sản phẩm khi bán ra thị trường, yêu cầu của nhà máy (cùng nhà máy thảo luận với các thành viên)
– Hướng dẫn học viên là các hộ thành viên của nhóm chè về kỹ thuật sơ chế, sao sấy, chế biến chè tại xưởng sản xuất chế biến của Nhà máy chè
- Sản phẩm khóa đào tạo
Tư vấn có trách nhiệm xây dựng một bản tài liệu tập huấn và quá trình thực hiện dựa trên kế hoạch hoạt động chi tiết đã được Tổ chức Care phê duyệt. Các sản phẩm cần có của hoạt động đào tạo này bao gồm:
- Chương trình tập huấn chi tiết cho từng ngày
- Nội dung bài giảng theo các chủ đề nêu trên
- Báo cáo cuối cùng của khóa tập huấn, đánh giá khả năng áp dụng của từng học viên và khuyến nghị tiếp theo
Dự kiến thời gian:
Kết quả | Thời gian |
Hoàn thiện dự thảo chương trình và tài liệu tập huấn | Tuần 3, 4 tháng 10 năm 2024 |
Triển khai lớp tập huấn tại xưởng sản xuất chế biến của Công ty TNHH MTV ĐTPT chè Quang Bình | Tuần 1 tháng 11 năm 2024 |
Viết và hoàn thiện báo cáo (bao gồm việc nhận phản hồi và chỉnh sửa theo góp ý của CARE) | Tuần 2 tháng 11 năm 2024 |
Tiêu chí lựa chọn:
– Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực canh tác và sản xuất chế biến chè theo tiêu chuẩn bền vững (Organic, VietGAP, JAR…).
– Có kinh nghiệm trong tiêu thụ sản phẩm chè trong nước, xuất khẩu.
– Có hiểu biết và kinh nghiệm trong đào tạo chế biến chè cho nông dân vùng dân tộc thiểu số
– Có hiểu biết về môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đặc biệt với vùng trồng chè.
Ghi chú: Đã đạt giải thưởng trong lĩnh vực sản xuất, chế biến hoặc pha chế chè là một lợi thế.
Hồ sơ ứng tuyển:
Ứng viên quan tâm cần nộp các tài liệu sau, trong đó nêu rõ tiêu đề của Điều khoản Tham chiếu – Tư vấn nghiên cứu thị trường:
- Hồ sơ năng lực
- Tài liệu tập huấn cho các nội dung trên
- Đề xuất tài chính
- Tối thiểu một tài liệu chứng minh năng lực thông qua công việc đã triển khai trước đây
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi CV về địa chỉ email: Codasvn@gmail.com ; hien.bui@adamant-vietnam.com
hoặc gửi trực tiếp đến địa chỉ N02 – T1 Khu ngoại giao đoàn – Phường Xuân Tảo- Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội, Người nhận: Mr. Bùi Vĩnh Hiển– SĐT: 0914125789. Hạn cuối nhận hồ sơ là ngày 26/10/2024.